Chat hỗ trợ
Chat ngay
Ngày đăng: 19/02/2022 | 580 lượt xem

SEO là gì ?

SEO (Search Engine Optimization) hay (Search Engine Optimizer) là tối ưu hóa Website trên công cụ tìm kiếm. Thực hiện một số phương pháp cải tiến website theo “kinh nghiệm” và dựa vào đề xuất trong các tài liệu của Google với mục đích cải thiện thứ hạng của một Website trên các kết quả của công cụ tìm kiếm.

Định nghĩa: SEO là gì?

Định nghĩa: SEO là gì?

SEO làm gì?

Công việc của một SEOer (người làm SEO) bao gồm rất nhiều công việc. Nếu trong các dự án lớn, sẽ có nhiều phòng ban hỗ tợ, công việc chính của SEO chỉ là tối ưu website với Google với mục đích nâng cao vị trí từ khóa. Với các dự án nhỏ thì người làm SEO phải gánh thêm rất nhiều các bộ phận khác như content, đồ họa, quảng cáo…

  1. Tối ưu On-sites
  2. Tối ưu On-page
  3. Off-page (Xây dựng liên kết )

Google có thích SEO hay không?

Câu trả lời là “không” vì SEO làm thay đổi trực tiếp kết quả tự nhiên trên Google. Nếu nội dung không tốt, sẽ không cung cấp giá trị cho bạn đọc và họ sẽ không sử dụng google để tìm kiếm.

Google có cần “SEO” hay không?

Câu trả lời là “có”, vì chính “SEO” tạo động lực cho Google phải bắt tay nghiên cứu các thuật toán mới với mong muốn “cung cấp các kết quả mang lại giá trị cho người dùng”.

Khi nào SEO sẽ chết ?

Khi nào người dùng ngừng tìm kiếm.

SEOer là ai và SEO dành cho ai?

Bất kỳ ai đều có thể học SEO nếu bạn đủ kiên trì và không ngừng cố gắng, không sợ thất bại.

Làm SEO thì thu nhập thế nào?

Mỗi một SEOer có một thu nhập khác nhau, chúng tùy vào đối tượng mà SEOer đó hợp tác, vì SEO không rõ ràng và rất khó đo lường được. Công việc bạn cần làm gồm 3 việc trên mức độ cũng rất khác nhau. Hãy tưởng tượng 1 lĩnh vực cạnh tranh chỉ có mình bạn, với 1 lĩnh vực khác có 100 người cùng muốn lên TOP ? Vì thế bạn có thể “làm giá” nhưng nếu không có giá trị, bạn cũng rất nhanh “được nghỉ việc” nếu bạn không thể làm hoặc kiểm soát được công việc của mình hoặc chứng mình năng lực của mình.

SEO có khó không?

Biết thì là “đơn giản” nhưng cái gì người ta không biết, người ta cho rằng nó là “khó”. Cá nhân mình thì thấy nó đơn giản nhưng nếu ở mức bạn làm “hiệu quả” thì bạn cần học và tìm cách đo lường rất nhiều thứ. Chúng hoàn toàn có thể học theo thời gian, và không cần bạn học CNTT hay tốt nghiệp một trường đại học  mới có thể làm SEO. Bạn chỉ cần một thứ là “đam mê” và “kiên trì”… SEO không cần thông minh.

Học SEO bắt đầu tư đầu?

SEO là kinh nghiệm, xin nhắc lại với bạn “Google không dạy SEO” vì thế dù bạn nghe hay đọc, hoặc bạn có đi học bất kỳ ai, bất kỳ một trung tâm đào tạo SEO nào thì đó cũng chỉ là những kinh nghiệm mà họ nói ra. Có thể “nó đúng ở thời điểm này” nhưng không chắc “ngày mai nó đã đúng” vì thế đừng thắc mắc khi Ông A với Ông B nói khác nhau, hãy tự suy luận theo cách của bạn.

Hãy tự đặt những câu hỏi, On-page là gì, On-site gồm những yếu tố nào, off-page là gì bạn hãy thu lượm “kinh nghiệm” đó trong quá trình bạn “hỏi và đáp”.

Kiến thức về SEO có 90% trên mạng Internet nếu bạn chịu khó, 10% còn lại là kinh nghiệm và “phong cách” của mỗi người. Điều đó giúp SEO trở nên dễ học hơn và khiến nó thú vị hơn việc bạn chỉ “ngồi cày link”. Người Việt hay có thói quen khôn vặt, chính vì thế họ luôn nghĩ cách nào có thể làm thật nhanh, thật nhiều thay vì tập trung những yếu tốt khác có tính tích lũy hơn, nhưng sẽ chậm.

Lựa chọn SEOer thế nào là tốt?

Việc lựa chọn SEOer cho doanh nghiệp là một việc rất quan trọng, SEO gắn liền với Marketing và là 1 phần trong Marketing Online. Vì thế nó ảnh hưởng rất lớn tới công việc kinh doanh cũng như chiến dịch Marketing của một doanh nghiệp, có rất nhiều cách và phương pháp để làm 3 công việc chính của SEO kể trên, trong đó thì cũng có nhiều tools, thủ thuật và phương pháp làm khác nhau, việc sử dụng và làm quá đà hoặc làm sai hướng của SEOer có thể dấn tới “Chết yểu 1 website” hoặc vứt bỏ 1 domain. Với thực trạng, biết nhiều mà vẫn làm, hoặc TOP bằng mọi giá thì việc “chết” là tất yếu.

Vì vậy lời khuyên cho mỗi doanh nghiệp khi lựa chọn SEOer hãy chọn “Những SEOer làm tự nhiên và hướng người dùng

Chúc bạn thành công!

Tổng cộng 0 bình luận

Bình luận của bạn