Chat hỗ trợ
Chat ngay
Ngày đăng: 21/08/2022 | 543 lượt xem

Tiếp tục các bài về học SEO của Xuân tóc đỏ, có tới hàng trăm, hàng ngàn từ khóa khác nhau và chúng có mức độ seo dễ và khó khác nhau, vậy làm sao để dự đoán được độ khó của một từ khóa cũng như thời gian để có thể seo từ khóa của bạn lên Top.

Ở bài trước mình có hướng dẫn 5 cách xác định tìm từ khóa keywords trong SEO. Chắc khi đọc xong các bạn sẽ đặt câu hỏi có quá nhiều như vậy thì nên chọn và SEO với từ nào thì tốt, từ nào để mau có khách hàng, mau thu về lợi nhuận.

Hình ảnh: biểu đồ sau so sánh và phân tích về từ khóa.

Hình ảnh: biểu đồ sau so sánh và phân tích về từ khóa.

Lựa chọn từ khóa phù hợp trong SEO

Tôi ví dụ với từ khóa: dầu thuỷ lực

Hãy cùng Xuân tóc đỏ phân tích biểu đồ hiệu quả từ khóa này. Hãy đặt mình vào vị trí của người dùng, nếu bạn là một người muốn mua Dầu thuỷ lực?

Bạn có chắc bạn sẽ gõ từ “Dầu thuỷ lực : Không chắc chắn, những người này có thể nhiều nhưng chủ yếu đang xem.

Bạn sẽ gõ “Dầu thuỷ lực 46” : Có vẻ người này quan tâm hơn đến mặt hàng rồi đấy, nhưng họ có mua không, bản thân tôi nghĩ họ muốn xem dầu thuỷ lực 46 thế nào thì đúng hơn.

Thử gõ “Giá dầu thuỷ lực 46 : Họ rất quan tâm, họ đang muốn mua vì vậy họ mới xem giá.

…..

Gõ tiếp “Dầu thuỷ lực 46 tại Hải Phòng” : Người này chắc chắn đang tìm mua dầu thuỷ lực 46 tại Hải Phòng rồi đó.

Kết luận rằng: Với những từ khóa ngắn, độ cạnh tranh sẽ cao mà chưa chắc có người tìm kiếm nhiều (Check bằng Keywords Planner Tools) thử xem sao nhé. Người dùng càng ngày họ càng lười, khi họ tìm kiếm cái họ quan tâm là tìm thấy đúng kết quả trang đích chứa càng nhiều thông tin họ cần càng tốt, chính vì vậy họ sẽ có xu hướng gõ những từ khóa dài. Và những người này cũng thường là những người quan tâm tới sản phẩm và lĩnh vực đó nhiều nhất.

Thay vì việc cạnh tranh từ khóa ngắn, khó hơn, lâu hơn để tốn nhiều tiền trong khi tỷ lệ chuyển đổi mua hàng thấp, Tại sao không chuyển sang từ khóa dài hơn, dễ seo hơn lại có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn?

Một từ khóa thế nào là khó?

Đánh giá từ khoá

Hình ảnh: Đánh giá từ khoá

Đánh giá từ khóa

Độ dài từ khóa

Từ khóa càng dài thì seo càng dễ dàng hơn. Nếu bạn mới bắt đầu làm seo nên chọn các từ có độ dài từ 4 đến 6 ký tự. Chọn những từ phù hợp để xây dựng và đặt những viên gạch đầu tiên

Số trang kết quả có Intitle

Intitle : Là cú pháp tìm kiếm trên Google cho phép bạn xem số những page có kết quả chứa từ khóa trong title. Title (Tựa đề) là yếu tố rất quan trọng trong SEO.

Cú pháp: intitle:từ khóa . Ví dụ: intitle:dầu thuỷ lực

Tính độ khó của một từ khóa

Tính độ khó của một từ khóa

Đánh giá dựa vào intitle (Ước chừng)

  • Intitle <  10,000: Cạnh tranh thấp (Thời gian khoảng 2 tuần)
  • 10,000 < Intitle <Từ khóa 50,000: Cạnh tranh trung bình
  • 50.000 <   Intitle< 100.000: Cạnh tranh khá
  • 100.000 < intitle < 200.000: Cạnh tranh cao
  • 200.000 < intitle < cạnh tranh rất cao.

CPC và lượt tìm kiếm của từ khóa (Chính xác)

Sử dụng Keywords Planner Tools và tìm kiếm từ khóa, kiểm tra số lượt tìm kiếm hàng tháng. (Xem bài hướng dẫn tại đây)

  • 100 > Lượt tìm kiếm: Thấp
  • 100 < Lượt tìm kiếm < 1.000: Trung bình
  • 1.000 < Lượt tìm kiếm < 3.000: Khá
  • 3.000 < Lượt tìm kiếm: Cao

Xuân tóc đỏ khuyên các bạn nên dựa vào intitle hoặc dựa vào đối thủ, bởi có từ khóa tìm kiếm cao nhưng lại ít người SEO, hoặc đây là thị trường ngách mà ít người biết.

Đo lường 10 website đang đứng Page 1, dựa vào kết quả tìm kiếm trên google (SERP)

top-10-bai-viet-trang-nhat-tim-kiem-google-dau-thuy-luc

Kiểm tra đối thủ xem các yếu tổ seo On-Page của họ có tốt, có tối ưu hay không ? (Title, heading, sitemaps, images, site structure…) . Kiểm tra độ tối ưu On Page của họ. Những người mà tối ưu onpage càng tốt thì nên chú ý, xu hướng seo bây giờ thì ai cũng phải là những người làm content cực kỳ tốt.

Đánh giá độ hiệu quả của từ khóa

Đọc các phần trên có lẽ các bạn cũng chọn được từ khóa phù hợp, mình giới thiệu cho các bạn 1 công thức tính  tên là KEI (Keyword Efficiency Index) là chỉ số hiệu quả của từ khóa. Chỉ số càng cao mức độ từ khoá càng khó.

kei-chi-so-canh-tranh

Ví dụ: Từ khóa: Dầu thuỷ lực

luong-tim-kiem-dau-thuy-luc-hang-thang

S: Lượt tìm kiếm hàng tháng: 5000

C: Intitle từ khóa Dầu thuỷ lực: 59.900

Vậy KEI = 417

Ưu tiên những KEI cao.

Trên đây là những cách mà mình chia sẻ về hướng dẫn đánh giá cạnh tranh của từ khóa, công thức tính chi phí từ khóa bản thân mình cũng hay dựa vào những yếu tố này, nó khá đầy đủ, hy vọng bạn sẽ có một cái nhìn tốt hơn để chuẩn bị cho chiến dịch SEO của mình.

Chúc bạn thành công.

Xuân tóc đỏ

Tổng cộng 0 bình luận

Bình luận của bạn